Những mẫu smartphone càng về sau càng có xu hướng thiết kế dài và mỏng hơn, lý do vì sao?
Những điện thoại trong tương lai của Apple, Samsung và LG sẽ dài hơn và mỏng hơn. Các hãng sản xuất điện thoại khác sẽ không thể tách ra khỏi xu hướng này, theo nhận định của trang công nghệ Vice.
Hầu hết chúng ta có thể nhận ra một điều là các điện thoại trước đây thường có kích cỡ to lớn và có hình dáng "béo ú". Cùng nhìn lại chiếc iPhone đầu tiên, ra mắt năm 2007, có tỷ lệ màn hình 3:2 với độ phân giải 480x320 pixel, với hình dáng lùn, nhỏ và dày cộp. Và thậm chí khi Apple giới thiệu màn hình "retina" đầu tiên trên iPhone 4 vào năm 2010, tỷ lệ màn hình 3:2 vẫn còn được sử dụng. Không chỉ Apple mà các điện thoại Android cũng khởi đầu với loại màn hình "lùn, mập" như vậy. Lúc đầu, tỷ lệ màn hình 3:2 là đủ dùng cho nhiều thứ, nhưng tỷ lệ này không còn phù hợp với các thiết bị bỏ túi nữa. Chỉ sau một vài năm, tỷ lệ màn hình này đã được thay đổi thành 16:9 ; và Apple đã thực hiện thay đổi đó trên iPhone 5 vào năm 2012, và các thiết bi chạy Android với tỷ lệ này cũng được ra mắt sớm hơn.
Đó là sự thay đổi thực tế đáp ứng với nhu cầu ngày càng tăng của người dùng và sự phát triển của công nghệ trên thiết bị di động. Tỷ lệ màn hình 16:9 giúp cho màn hình điện thoại dài hơn nhưng không rộng ra thêm, cho phép chúng ta có nhiều không gian hiển thị trên màn hình hơn trong khi không bị cảm giác khó chịu khi cầm điện thoại. Tỷ lệ màn hình này vốn là độ phân giải thông thường của một chiếc TV HD và là chuẩn của hầu hết các video chất lượng cao, nên khi xem video trên điện thoại với cùng tỷ lệ màn hình sẽ không gặp nhiều khó khăn. Nhưng có một thực tế đang diễn ra, sẽ chẳng bao lâu nữa, tỷ lệ 16:9 trên thiết bị di động sẽ không còn được sử dụng nữa. Vì điện thoại với màn hình lớn và viền mỏng hơn đang là xu hướng, và rõ ràng là tỷ lệ màn hình 16:9 sẽ không phải là cách tốt nhất để sản xuất những chiếc điện thoại như vậy. Chúng sẽ mang một vóc dáng "dài nhưng thon gọn và bóng bẩy" hơn rất nhiều.
Chuẩn tỷ lệ màn hình mới 2:1 với viền ngày càng mỏng
Hãy nghĩ về cách chúng ta đang sử dụng điện thoại. Chúng ta thường dành hầu hết thời gian sử dụng điện thoại vào các ứng dụng và dịch vụ với nội dung đầy chữ và hình ảnh. Cho dù là sử dụng Twitter, Facebook, thư điện tử, hay hầu hết các trang web… có thể thấy đa số chúng ta thường giữ điện thoại bằng một tay, trượt lên và xuống màn hình bằng ngón cái, và tương tác các biểu tượng. Chúng ta thường không thích màn hình điện thoại rộng ra theo chiều ngang vì sẽ khiến cho các video quay đứng khó xem hơn và khó cầm nắm hơn.
Hãy xem iPhone 7 Plus trông khá "lố bịch" khi đứng cạnh những điện thoại Android mới toanh hiện nay. Điện thoại Essential (sẽ được giao hàng vào hè này) có màn hình rộng bằng màn hình trên điện thoại của Apple nhưng dài hơn một tí và thật sự nhỏ gọn hơn nhiều. Chiếc Galaxy S8+ của Samsung có kích thước màn hình lớn đến 6.2 inch khiến cho màn hình của iPhone trông thật nhỏ bé, trong khi kích cỡ của 2 điện thoại y hệt nhau. Chiếc LG G6 (không có trong hình) cũng có tỷ lệ màn hình tương tự nhưng với viền ngoài rất mỏng.
Ở thời điểm hiện tại, có thể thấy, Apple và một số hãng sản xuất điện thoại khác vẫn chưa thoát khỏi những thiết kế "kiểu thời trang cũ kĩ và khôi hài". Điều gì đang xảy ra với viền trên và viền dưới của màn hình? Chúng có cần thiết để sử dụng? Một công ty với kiểu thiết kế cũ kĩ như vậy dường như đã tụt hậu nhiều năm so với các công ty khác. Và có lẽ việc này sẽ không thể kéo dài lâu hơn. Đang có nhiều tin đồn về chiếc iPhone 8 sắp ra mắt của Apple sẽ sử dụng tỷ lệ màn hình 2:1, với viền mỏng ở tất cả cạnh quanh màn hình. Khoảng trống lớn ở phía trên và phía dưới màn hình trong tương lai sẽ được giảm bớt hoặc loại bỏ hẳn.
Tuy nhiên, Apple phải đối mặt với nhiều thách thức để thực hiện việc này. Nút home và cảm biến Touch ID hoặc là sẽ được đưa ra phía mặt sau (như một số điện thoại Android) hoặc có thể tích hợp ngay dưới màn hình. Mọi việc sẽ rất khó khăn, nhưng những lợi ích đạt được sẽ nhiều hơn. Một chiếc điện thoại dài hơn, hẹp hơn với các viền mỏng vừa có thể sử dụng bằng một tay, vừa có thể bỏ túi dễ dàng trong khi cho phép chúng ta có nhiều không gian để tương tác hơn. Và khi cầm điện thoại theo chiều ngang để chụp hình hoặc quay video, hoặc để chơi game, chúng ta sẽ có màn hình sẽ hiển thị theo tỷ lệ 16:9 hoặc 3:2 với nhiều không gian ở cạnh bên để dành cho các nút điều khiển và hiển thị thông tin, mà không bị che bớt tầm nhìn. Với những trải nghiệm tổng thể trên LG G6 và Galaxy S8, có thể nói rằng điện thoại với màn hình tỷ lệ 16:9 sẽ trở nên lạ lẫm hơn trong vài năm tới.
Và nếu Apple cũng sử dụng chuẩn màn hình với tỷ 2:1, như Samsung đã trang bị trên các điện thoại mới của hãng, thì số phận người dùng sẽ được định đoạt. Hai công ty này đại diện cho toàn thể thị trường điện thoại cao cấp luôn được sự hưởng ứng của các lập trình viên và xu hướng thiết kế này chắc hẳn sẽ là tiêu chuẩn trong nhiều năm nữa. Và người dùng sẽ phải làm quen dần với điều mới mẻ này.
Cũng không thể không nhắc đến các tablet. Cách đây vài năm, nhiều tablet được xuất xưởng với tỷ lệ màn hình xấp xỉ 16:9. Tranh luận đã xảy ra về việc mọi người thường xem video trên tablet của họ và video thường ở tỷ lệ 16:9. Tablet Kindle Fire của Amazon, Nexus 7 của Google, Nook của Barne&Noble…tất cả đều có màn hình rộng. Nhưng Apple vẫn kiên định với tỷ lệ màn hình 4:3 trên tablet của hãng, hãng đã rất nhạy bén khi nhận ra tỷ lệ màn hình 16:9 không phù hợp để hiển thị các đối tượng kiểu trang in và các trang web với đầy đủ tính năng. Theo cách mọi người sử dụng tablet, điều đó hoàn toàn sai lầm. Nhưng Apple đã đúng, và ngày nay, hầu hết các tablet sử dụng tỷ lệ màn hình 4:3 hoặc 3:2.
Xu hướng điện thoại với viền mỏng, màn hình lớn hơn, độ phân giải cao hơn sẽ thống trị phân khúc điện thoại cao cấp trong ít vài năm tới. Và có lẽ các điện thoại ở những phân khúc tầm trung, và thấp cũng sẽ nối bước theo xu hướng này. Điều này buộc các hãng điện thoại khác chưa bắt kịp xu hướng này sẽ có những thay đổi để cạnh tranh trên thị trường đầy khốc liệt này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
0 nhận xét:
Đăng nhận xét