Bên cạnh việc nhà sản xuất Hàn Quốc sắp mở bán lại chiếc Samsung Galaxy Note 7R thì Apple trước đó cũng bán iPhone, iPad dưới hình thức tân trang.

Điều này đồng nghĩa với việc Apple sẽ không còn phụ thuộc bởi các đối tác cung ứng linh liện nữa đặc biệt là khung vỏ nhôm.

Ý tưởng này có thể nói là rất hay, tuy nhiên Apple không là hãng đầu tiên cũng không là hãng duy nhất nghĩ ra phương pháp tái chế linh kiện smartphone. Trước đó đã có một số hãng như Fairphone hay một số nhà sản xuất Nhật Bản đã thực hiện ý tưởng này!
Tại sao phải tái chế smartphone?

Lý do đầu tiên chắc ai cũng biết, đó là vì bảo vệ môi trường. Thông thường những rác thải khác sẽ có thể tự phân hủy trong thời gian ngắn hoặc tương đối, nhưng đối với smartphone, để chôn chúng xuống đất rồi chờ tự phân huỷ, chắc vài hơn 100 năm.

Có thể khẳng định như vậy vì smartphone được cấu tạo từ những linh kiện với nhiều chất liệu khác nhau như nhựa, kim loại, thủy tinh,…vì vậy sẽ rất khó để chúng tự phân hủy. Tái chế chính là cách làm giảm đi lượng rác thải khó phân hủy này.

Lý do thứ hai là để tiết kiệm nguồn nguyên liệu. Vì trong smartphone có chứa rất nhiều vật liệu quý như vàng bạc,… Chính vì vậy tái chế cũng là một cách thu hồi những kim loại quý trên.

Đặc tính của kim loại thì các bạn cũng đã biết, nó có thể nóng chảy và đúc thành những hình dạng khác nhau. Do vậy không ai bỏ đi kim loại cả nhất là kim loại quý.

Bên cạnh đó, smartphone chứa nhiều thành phần mà khi để nó tự phân hủy bên ngoài môi trường sẽ sinh ra nhiều chất hoá học gây nguy hiểm. Đặc biệt là đối với viên pin, có thể chúng sẽ phát nổ và ảnh hưởng đến những người xung quanh nếu chúng bị vứt bừa bãi.

(Ảnh: iculure)

Có bao nhiêu cách để tái chế smartphone?

Có 2 cách cơ bản để tái chế một chiếc smartphone

Cách thứ nhất, đơn giản và ít tốn thời gian nhất là những chiếc điện thoại cũ sẽ được thu gom lại, tách riêng biệt những linh kiện ra sau đó làm sạch, gia công,… để sử dụng lại một số bộ phận đó.

Cách thứ hai, cách này đòi hỏi dây chuyền phải hiện đại hơn. Với các này, nhà sản xuất sẽ tách các linh kiện ra và thu gom chúng lại theo từng chất liệu, làm sạch tạp chất và đun nóng chảy chúng. Công việc tiếp theo hoàn toàn giống như sản xuất một thiếc bị mới.

Cận cảnh chiếc máy giúp tháo iPhone 6 cũ ra từng phần để đem đi tái chế của Apple

Khác biệt giữa smartphone tái chế và smartphone tân trang

Smartphone tân trang gần giống như tái chế theo cánh thứ nhất là tách riêng các tinh kiện, làm sạch và làm mới. Tuy nhiên đã gọi là tân trang thì cơ bản các bộ phận vẫn sử dụng tốt và chỉ can thiệp vào máy rất ít, chủ yếu là làm sạch và làm mới.

Còn smartphone tái chế, như đã nói ở trên can thiệp rất nhiều, lấy linh kiện, kim loại,… của smartphone cũ, nung nấu lên hoặc xử lí hoá học để sản xuất thành linh kiện cho một chiếc smartphone khác.

Tái chế theo cách nào mới tốt?

Với việc tái chế theo hình thức tận dụng linh kiện cũ có thể gặp sự cố khi sử dụng dù cho với tỉ lệ rất nhỏ. Và theo cách này tâm lý người dùng rất e ngại. Nhưng đây lại là một ý kiến hay hơn việc tái chế smartphone.

Việc tái chế tưởng chừng như đơn giản, nhưng việc phân loại, sử dụng các loại máy móc khác nhau, nung nấu chúng sẽ tạo ra nhiệt lượng rất lớn, chưa kể đến lượng khí thải từ các nhà máy tái chế sẽ gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến môi trường. Chúng ta tiết kiệm được một phần nguyên liệu, nhưng bù lại môi trường vẫn bị huỷ hoại. Vậy có nên không?

Theo mình, việc tái chế smartphone sẽ tốt hơn việc tận dụng lại linh kiện cũ nếu như các hãng công nghệ có một chu trình tái chế "xanh", tức thân thiện với môi trường, còn bằng không thì tình hình sẽ cẳhng khả quan hơn.


Giá cả của smartphone tái chế sẽ như thế nào?

Vì chi phí cho dây chuyền tái chế khá cao. Chính vì vậy, khi lấy được nguồn nguyên liệu từ smartphone cũ và đổ khuôn, gia công lại và tạo thành chiếc smartphone tái chế, giá thành sản xuất có thể bằng giá làm ra chiếc smartphone mới.

Điều này sẽ tạo ra tâm lý không hay cho người dùng vì họ thường có xu hướng chọn mua smartphone mới hơn là chiếc smartphone được tái chế từ các "chú dế" cũ với giá thành tương đương. Vậy nên các hãng smartphone có thể giảm giá cho dòng smartphone tái chế để khuyến khích người dùng hơn.

Theo tgdd

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

 
Top